Đỗ trọng là dạng cây sống lâu năm, chiều cao khoảng 15-20m, đường kính từ 30-50cm, vỏ cây có màu xám. Lá mọc cách, phiến lá hình trứng hơi tròn, mép lá có hình răng cưa. Lá non có phủ lông tơ nhưng khi già thì phiến nhẵn, không còn lông.
Cây Đỗ trọng được trồng ở Trung Quốc và miền Nam Liên Xô cũ, mọc cả những nơi lạnh như Sapa, Lào Cai.
Thu hái những cây có tuổi từ 10 năm trở lên. Thường thu hái vào tháng 4-5 hàng năm.
Đỗ trọng dễ bị mọt và biến chất. Vì vậy cần bảo quản ở nơi cao và khô ráo.
Thành phần hóa học
Trong vỏ cây có từ 3-7% chất gutta pecka. Trong lá cây Đỗ trọng chỉ có khoảng 2% và trong quả có 27,34%. Nếu nung nóng đến nhiệt độ 45° đến 700° C, gutta pecka mang tính chất tương tự như cao su, có khả năng cách nhiệt.
Ngoài ra, trong cây Đỗ trọng có chứa nhiều tinh dầu, albumin, lượng chất béo và muối vô cơ. Trong lá cây có chứa nhiều tamin và nhựa.
2. Tác dụng cây Đỗ trọng
Vỏ thân cây đỗ trọng được sử dụng chữa một số bệnh như: thận hư, nhức mỏi cơ thể, tăng huyết áp, hay tiểu đêm, phong thấp, di tinh, liệt dương, phụ nữ mang thai bị đau bụng hoặc động thai ra huyết.
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây Đỗ trọng
Chữa đau vùng thắt lưng:
+ Bài thuốc 1: Đỗ trọng, hạt quýt mỗi vị đều 80g, sao, tán nhỏ uống dần với thang nước muối và rượu.
+ Bài thuốc 2: Tỳ Giải, Địa cốt bì sắc cách thủy với rượu, uống thường ngày.
Ra mồ hôi: Đỗ trọng, Mẫu lệ đều bằng nhau tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần một thìa.
Chữa các chứng trẻ em bẩm sinh ốm yếu. Trẻ co giật, hen suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói, chậm đi: Đỗ trọng 4g, Thục địa 4g, Sơn dược 4g, Sơn thù 4g, Phục linh 4g, Ngưu tất 4g, Mẫu đơn 3g, Ngũ vị 2g, Trạch tả 3g, Phụ tử chế 1,2g, Nhục quế 0,8g, sắc uống.
Phụ nữ sảy thai nhiều lần (uống dự phòng khi thai được 2-3 tháng): Đỗ trọng, Cẩu tích, Ba kích, Thục địa, Vú bò, Củ gai, Đương quy, Tục đoạn, Ý dĩ sao, mỗi vị đều 10g, sắc uống.
Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn, Đương quy, Thục địa, Ba kích, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Mạch môn, Hoài sơn, mỗi vị đều 12g, sắc uống hoặc tán bột làm viên với mật ong, mỗi ngày dùng 15 – 20g, chia làm 2 lần. Hoặc dùng Đỗ trọng 16g, Tỳ giải 16g, Cẩu tích 20g, Dây đau xương 12g, rễ Gốc hạc 12g, Thỏ ty từ 12g, rễ Cỏ xước 12g, Cốt toái bổ 16g, Củ mài 25g, Sắc uống.
Kiêng kỵ
Không phối hợp Đỗ trọng chung với xà thoái và huyền sâm.
Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có âm hư hoặc người bị can thận hư.
Người bị xác định âm hư cần thận trọng trong quá trình sử dụng đỗ trọng.
Nguồn: Tổng hợp
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ CÔNG TY CP DƯỢC LIỆU NINH HIỆP MST: 0106565962 Trụ sở chính: Số 34-35 Lô E Baza Long Vĩ, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh Nhà máy :Lô E4 CCN Đa nghề Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh Điện thoại: 0902 174 312 - 0222 3883 356 Email:duoclieuninhhiep@gmail.com Website:https://duoclieuninhhiep.com
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU NINH HIỆP MST: 0106565962 Trụ sở chính: Số 34-35 Lô E Baza Long Vĩ, P. Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh Nhà máy :Lô E4 CCN Đa nghề Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh Điện thoại:0902 174 312 - 0222 3883 356 Email:duoclieuninhhiep@gmail.com Website:https://duoclieuninhhiep.com
Với khát vọng vươn lên cùng chiến lược đầu tư – phát triển sáng tạo, Dược liệu Ninh Hiệp phấn đấu trở thành Công ty Dược phẩm uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm Dược liệu, Vị thuốc cổ truyền.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU NINH HIỆP MST: 0106565962 Trụ sở chính: Số 34-35 Lô E Baza Long Vĩ, P. Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh Nhà máy :Lô E4 CCN Đa nghề Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh Điện thoại:0902 174 312 - 0222 3883 356 Email:duoclieuninhhiep@gmail.com Website:https://duoclieuninhhiep.com
Đăng ký nhận báo giá
Hãy đăng ký để nhận báo giá mới nhất của chúng tôi
Thiết kế web iHappy. All rights reserved. Copyright @2018. Use of this website and the services means you agree to our Terms of Use and Privacy Policy.