Theo người xưa, cứ mỗi khi ngày hạ chí qua đi, hàng năm, hoa và lá của cây sẽ dần héo đi. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, có thể thấy Hạ khô thảo vẫn tương đối tươi tốt ngay cả khi mùa hè đã qua đi.
Tên khoa học: Brunella vulgaris.
Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae)
Mô tả cây
Hạ khô thảo là loài thực vật thân thảo, sống nhiều năm. Thân cây vuông, màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5 – 6 hoa. Đài hoa có 2 môi, môi trên có 3 răng, môi dưới có 2 răng, hình 3 cạnh. Cánh hoa màu tín nhạt hình môi, môi trên như cái mũ, môi dưới xẻ ba, thùy giữa rộng hơn. Nhị 2 dài, 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng. Bầu có bốn ngăn. Vòi nhỏ dài. Quả nhỏ cứng.
Mô tả dược liệu
Cụm hoa đã phơi hay sấy khô của cây Hạ khô thảo.
Dược liệu hình chùy do bị ép nên hơi dẹt, dài 1,5cm đến 8cm, đường kính 0,8cm đến 1,5cm; màu từ nâu nhạt đến nâu đỏ. Toàn cụm quả có hơn 10 vòng đài còn lại và lá bắc, mỗi vòng lại có hai lá bắc mọc đối trên cuống hoa hay quả như hình quạt, đỉnh nhọn, có gân gợn rõ, mặt ngoài phủ lông trắng. Mỗi lá bắc có 3 hoa nhỏ, tràng hoa thường bị rụng, dài có 2 môi, 4 quả hạch nhỏ hình trứng, màu nâu với vết lồi trắng ở đầu nhọn. Thể nhẹ, chất giòn, mùi thơm nhẹ, vị nhạt.
Phân bố
Hạ khô thảo phân bố ở nhiều khu vực ôn đới ở châu Á lẫn châu Âu. Loài thực vật này tập trung nhiều ở Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số ít quốc gia tại châu Âu. Trong đó, các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và An Huy là khu vực trồng Hạ khô thảo chủ yếu của thế giới.
Ở nước ta, cây mới được phát hiện ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hà Giang, cây thường phát triển từ tháng 4-6 hàng năm, tàn dần vào tháng 8.
Chế biến
Vào mùa hạ, thu hái khi cụm quả có màu đỏ nâu, phơi hoặc sấy khô.
Tác dụng dược lý
Theo Y học cổ truyền, Hạ khô thảo vị đắng cay, tính hàn. Vào các kinh can, đởm. Tác dụng thanh nhiệt giảng hỏa, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt, bướu cổ; tràng nhạc, viêm tuyến vú, nhọt vú sưng đau.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Hạ khô thảo có tác dụng giảm huyết áp: Theo Cửu Bảo, Điền Tĩnh Quang và Đảo Thanh Cát (1940, Hòa hán dược dụng thực vật) đã thí nghiệm lấy các muối vô cơ trong nước sắc Hạ khô thảo, chế thành thuốc tiêm, tiêm tĩnh mạch thỏ, lập tức thấy huyết áp hạ xuống, vận động hô hấp tăng lên, tác dụng lợi tiểu rõ rệt như các muối kali khác.
Tác dụng kháng khuẩn: Ở một thí nghiệm trên chuột, Hạ khô thảo có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả, đặc biệt ức chế mạnh mẽ nhiều loại trực khuẩn có hại như lỵ, lao, thương hàn,…
Một số bài thuốc sử dụng Hạ khô thảo:
Bài 1 - Hạ khô thảo thang: Hạ khô thảo 30g (có thể dùng liều cao hơn). Sắc uống hoặc dùng Hạ khô thảo nấu cao mà uống. Trị lao hạch cổ chưa vỡ, bướu giáp trạng đơn thuần, viêm gan, viêm vú tắc sữa.
Bài 2: Hạ khô thảo 12g, Cam thảo 4g, Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 20-30 ngày. Trị lao hạch.
Bài 3: Hạ khô thảo 20g, Huyền sâm 12g, Thổ bối mẫu 12g. Sắc uống. Trị viêm tuyến vú và viêm hạch.
Bài 4 - Bột hạ khô thảo: Hạ khô thảo 62,5g, Chích thảo 20g, Hương phụ tử 62,5g. Các vị tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước sôi để nguội. Trị đau nhức mắt do nhiệt ở gan.
Bài 5: Hạ khô thảo 62,5g, Bồ công anh 62,5g, Tang diệp 12g, Xa tiền thảo 12g, Dã cúc hoa 12g. Sắc uống. Trị viêm màng tiếp hợp.
Bài 6: Hạ khô thảo tươi 62,5g, Hy thiêm thảo 62,5g, Dã cúc hoa 62,5g. Sắc uống. Trị đau đầu do tăng huyết áp.
Bài 7: Hạ khô thảo 20g, Cúc hoa 12g, Mẫu lệ sống 32g, Thạch quyết minh sống 32g, Xuyên khung 4g, Mạn kinh tử 4g, Sắc uống. Trị tăng huyết áp gây đau đầu, đỏ mặt.
Bài 8 - Bổ can tán: Hạ khô thảo 8g, Hương phụ 4g. Tất cả tán bột, dùng cho 1 ngày, chiêu với nước sôi để nguội, hoặc ăn với cháo. Dùng tốt cho người bị can huyết hư đau đầu hoa mắt chóng mặt...
Một số thực đơn chữa bệnh có hạ khô thảo
Chữa viêm kết giác mạc cấp (đau mắt đỏ), xuất huyết kết giác mạc, mụn nhọt, viêm vú tắc sữa, lao hạch. Dùng Cháo Bồ công anh - Hạ khô thảo: Bồ công anh 30g, Hạ khô thảo 20g, Gạo tẻ 60g. Sắc hay hãm Bồ công anh và Hạ khô thảo lấy nước bỏ bã, gạo vo sạch cho vào nước sắc nấu cháo, khi ăn cho thêm đường trắng đủ ngọt. Dùng một đợt 3-5 ngày.
Chữa nam giới lao mào tinh hoàn (hay gặp ở thanh niên 20 - 35 tuổi). Dùng Cháo Câu kỷ tử - Hạ khô thảo: Hạ khô thảo 20g, Gạo tẻ 30g, Câu kỷ tử 15g. Hạ khô thảo sắc lấy nước, bỏ bã, để riêng. Cho Gạo tẻ vo sạch và Câu kỷ tử vào nấu cháo, cháo chín cho nước Hạ khô thảo vào, đun sôi đều. Ăn ngày 1 lần, đợt dùng liên tục trong 15 ngày.
Kiêng kỵ: Người âm hư, dạ dày yếu không có uất kết kiêng dùng.
Nguồn: Tổng hợp
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
CÔNG TY CP DƯỢC LIỆU NINH HIỆP
MST: 0106565962
Trụ sở chính: Số 34-35 Lô E Baza Long Vĩ, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
Nhà máy : Lô E4 CCN Đa nghề Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
Điện thoại: 0902 174 312 - 0222 3883 356
Email: duoclieuninhhiep@gmail.com
Website: https://duoclieuninhhiep.com
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU NINH HIỆP
MST: 0106565962
Trụ sở chính: Số 34-35 Lô E Baza Long Vĩ, P. Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
Nhà máy : Lô E4 CCN Đa nghề Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
Điện thoại: 0902 174 312 - 0222 3883 356
Email: duoclieuninhhiep@gmail.com
Website: https://duoclieuninhhiep.com
Với khát vọng vươn lên cùng chiến lược đầu tư – phát triển sáng tạo, Dược liệu Ninh Hiệp phấn đấu trở thành Công ty Dược phẩm uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm Dược liệu, Vị thuốc cổ truyền.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU NINH HIỆP
MST: 0106565962
Trụ sở chính: Số 34-35 Lô E Baza Long Vĩ, P. Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
Nhà máy : Lô E4 CCN Đa nghề Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
Điện thoại: 0902 174 312 - 0222 3883 356
Email: duoclieuninhhiep@gmail.com
Website: https://duoclieuninhhiep.com
Hãy đăng ký để nhận báo giá mới nhất của chúng tôi