Câu đằng
là một loại dây leo, thường mọc hoang dại nhiều ở vùng thượng du. Bộ phận dùng
làm thuốc là thân cành non mang gai móc câu phơi khô của cây Câu đằng.
1. Giới thiệu cây Câu đằng
Tên gọi khác: Gai móc câu, Thuần câu câu.
Tên khoa học: Uncaria sp
Họ: Cà phê (Rubiaceae)
Cây Câu đằng thuộc dạng cây leo có mấu, cành non có rãnh dọc thiết diện vuông góc, màu xanh nhạt. Khi già, cây thường có màu xám đen.
Cuống lá ngắn, mọc đối xứng nhau, có lá kèm, ở kẽ lá có gai nhỏ mọc cong xuống dưới.
Hoa mọc thành từng cụm, nở vào mùa hè, hình cầu mọc thành từng chùm hoặc đơn độc ở vùng đầu cành, kẽ lá,…
Quả nang dài và dẹt, có chứa nhiều hạt có cánh.
Mô tả dược liệu: Thân vuông, màu nâu thẫm, được cắt đoạn 2-3cm, đường kính 2-5mm; một đầu thường cắt sát gần móc câu (ở phía trên). Phần lớn mấu thân có hai móc câu cong xuống hướng vào trong, đối diện nhau; một số mấu chỉ có một móc ở một bên và phía đối diện là một sẹo ở cao hơn. Các móc câu thường tròn hoặc hơi dẹt, đầu móc nhọn, đế tương đối rộng. Chất cứng, dai, ruột màu trắng vàng hoặc có lỗ. Không mùi, vị nhạt.
2. Phân bố, thu hái, chế biến
Câu đằng thường phân bố và tập trung chủ yếu ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam,…Tại Việt Nam, cây phân bố rải rác tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái và một số vùng thượng du.
Cây Câu đằng thường được thu hoạch quanh năm, nhưng tháng 7-8 là mùa chính. Bởi lúc này các bộ phận gai đã đủ già.
Sau khi thu hoạch, lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50-60 độ C đến khô.
3. Thành phần hóa học
Câu đằng có thành phần hóa học chính là Alkaloid. Trong thân và rễ Câu đằng có khoảng 0,041% Alkaloid, trong đó hoạt chất chính là Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Ngoài ra, Alkaloid còn được phân bố ở một số bộ phận khác như là:
Thân, lá, móc câu: có chứa rhynchophyllin, isorhynchophuyllin, isocorynoxcin và corynoxcin.
Thân và lá: gồm các thành phần như akumigin, rhynchophin, valestachotchamin.
Vỏ, thân, cành: hirsutin, hirsutein.
4. Tác dụng
- Theo Y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: Câu đằng có vị ngọt, không mùi, tính hơi hàn.
Quy vào kinh can và tâm bào.
Công năng, chủ trị: Bình can, tức phong, trấn kinh. Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sốt cao kinh giật.
- Theo Y học hiện đại
Tác dụng hạ áp: Câu đằng và các chế phẩm của nó có tác dụng hạ áp, trì hoãn và kéo dài là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định. Nó gây ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm giãn các mạch máu ngoại vi, chèn nút thần kinh giao cảm tạo lực cản, từ đó sẽ dẫn đến hạ huyết áp. Câu đằng khi đun lâu có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp, vì vậy không nên đun chúng quá lâu.
Câu đằng còn được dùng trấn kinh ở trẻ em, khóc đêm, phụ nữ xích bạch đới (khí hư đới hạ ra nhiều)
5. Một số bài thuốc sử dụng Câu đằng
- Chữa chứng đau đầu, chóng mặt: Dùng 15g mỗi vị Câu đằng, Cúc hoa, Phục thần, Trần bì, Mạch môn; 30g Thạch cao sống; 7,5g Cam thảo. Đem tất cả các nguyên liệu trên nghiền thành bột mịn, mỗi ngày dùng khoảng 12g bột để pha như trà. Lọc bỏ bã trước khi uống.
- Trị chứng phong do nhiệt, kinh giản, co giật: Câu đằng 16g; Thiên ma 12g; Sừng tê giác, Cam thảo mỗi vị 4g; Bọ cạp 6g; Mộc hương 3g. Sắc lấy nước uống.
- Trị uốn ván mà kèm nóng bên trong: Câu đằng 20 – 30g; Thạch cao 8 – 30g; Bạch phụ tử 12 – 20g; Xác ve sầu 4 – 8g; Bọ cạp 12 – 20g; Rết 5 con; Hoàng cầm 12g; Lá dâu 20g; Thiên nam tinh 8 gam. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Trị chứng khóc đêm cho trẻ: Dùng 3g Câu đằng, 3g Thuyền thoái, 1g Bạc hà. Đem các nguyên liệu đi sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. Kiên trì uống khoảng 2-3 ngày.
- Chữa chứng sốt cao, co giật, nghiến răng:
Bài thuốc 1: Dùng khoảng 10g Câu đằng, 9g Kim ngân hoa, 6g Cúc vàng, 6g Địa long, 3g Bạc hà để sắc với 200ml nước. Cho đến khi còn khoảng 200ml nước thì lấy ra để uống 1 lần/ngày.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 12g Câu đằng; 12g Răng lợn đốt cháy; 12 Bọ cạp tẩm rượu, sao giòn; 40g Kinh giới; 8g Thuyền thoái; 8g Phèn phi; sau đó đem đi phơi khô, sấy giòn, tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Luyện hồ và vo viên bằng hạt đỗ xanh để uống. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mỗi lần uống khoảng 2 viên/lần.
Bài thuốc 3: Dùng 12g Câu đằng, 12g Kim ngân hoa, 10g Địa long, 10g Liên kiều, 3g Bọ cạp nghiền thành bột hoặc sắc lấy nước để uống.
- Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt:
Bài thuốc 1: Câu đằng, Ích mẫu, Thạch quyết minh mỗi thứ 12g; 10g Hạ khô thảo; 9g Đỗ trọng; 6g Hoàng cầm sắc lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc 2: 12g Câu đằng; Sa Sâm, Hạ khô thảo, Mạch môn, Câu kỷ tử, Thạch hộc, Mẫu lệ, mỗi vị 8g; Địa cốt bì, Táo nhân, Cúc hoa, Trạch tả mỗi thứ 6g. Đem sắc lấy nước uống.
6. Lưu ý khi sử dụng cây Câu đằng
- Không dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Người đang truyền máu.
- Người bị huyết áp thấp.
- Đang điều trị hoặc sử dụng các loại tân dược.
Nguồn: Tổng hợp
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
CÔNG TY CP DƯỢC LIỆU NINH HIỆP
MST: 0106565962
Trụ sở chính: Số 34-35 Lô E Baza Long Vĩ, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
Nhà máy : Lô E4 CCN Đa nghề Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
Điện thoại: 0902 174 312 - 0222 3883 356
Email: duoclieuninhhiep@gmail.com
Website: https://duoclieuninhhiep.com
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU NINH HIỆP
MST: 0106565962
Trụ sở chính: Số 34-35 Lô E Baza Long Vĩ, P. Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
Nhà máy : Lô E4 CCN Đa nghề Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
Điện thoại: 0902 174 312 - 0222 3883 356
Email: duoclieuninhhiep@gmail.com
Website: https://duoclieuninhhiep.com
Với khát vọng vươn lên cùng chiến lược đầu tư – phát triển sáng tạo, Dược liệu Ninh Hiệp phấn đấu trở thành Công ty Dược phẩm uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm Dược liệu, Vị thuốc cổ truyền.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU NINH HIỆP
MST: 0106565962
Trụ sở chính: Số 34-35 Lô E Baza Long Vĩ, P. Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
Nhà máy : Lô E4 CCN Đa nghề Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
Điện thoại: 0902 174 312 - 0222 3883 356
Email: duoclieuninhhiep@gmail.com
Website: https://duoclieuninhhiep.com
Hãy đăng ký để nhận báo giá mới nhất của chúng tôi